I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
- Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ bị rơi vào hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi do có cha, mẹ mất vì dịch bệnh covid-19, trẻ em khuyết tật, trẻ em lớp học tình thương được học tập, điều trị và phẫu thuật các bệnh hiểm nghèo;
- Hỗ trợ thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em gồm: Quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền tham gia cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Tuyên truyền sâu rộng các chương trình chăm sóc và hỗ trợ trẻ em khó khăn, trẻ em bị bệnh tật cần hỗ trợ trên các phương tiện truyền thông, website, báo chí, Đài phát thanh và truyền hình, đồng thời kêu gọi sự tham gia giúp đỡ của cộng đồng đối với trẻ em;
- Kêu gọi sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, các mạnh thường quân và các cá nhân với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Cụ thể hóa các mục tiêu được Đảng, Nhà nước ưu tiên quan tâm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn hiện nay;
- Tri ân các nhà tài trợ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: Thực hiện từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2024.
2. Địa điểm tổ chức:
- Tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh;
- Các Trung tâm, Cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh;
- Các lớp học tình thương.
3. Đối tượng:
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn các huyện, thị xã, thành phố bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ bị rơi vào hoàn cảnh mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em lớp học tình thương;
- Trẻ em được nhận bảo trợ dài hạn;
- Trẻ em cần hỗ trợ phẫu thuật tim, hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ đột xuất;
- Trẻ em được nhận học bổng hàng năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp (tỉnh, huyện - thị xã - thành phố, xã - phường - thị trấn) nhưng có hoàn cảnh đặc biệt;
- Trẻ em tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội;
- Trẻ em khó khăn các lớp học tình thương.
4. Số lượng phát sóng: Dự kiến 26 số.
5. Hình thức tổ chức:
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch, phối hợp các Ban ngành, Đoàn thể, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình “Ươm mầm khát vọng”, cụ thể:
- Truyền thanh trên kênh FM 92.5mhz: Thực hiện chuyên đề chương trình nhân đạo.
- Truyền hình: Thực hiện ghi nhận, phát trong bản tin thời sự trên kênh BTV1 (lúc 18 giờ 30).
Nội dung chương trình:
- Truyền thanh: Thực hiện chương trình nhân đạo. Nội dung gồm có:
+ Giới thiệu tổng quát hoàn cảnh gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các Cơ sở bảo trợ xã hội hoặc các điểm chương trình đến thăm nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
+ Nghệ sĩ và MC phỏng vấn gia đình trẻ em, đại diện nhà hảo tâm hỗ trợ cho chương trình.
+ Công khai thu hỗ trợ; tri ân các mạnh thường quân.
- Truyền hình: Thực hiện ghi nhận đến thăm và trao hỗ trợ cho gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm thực hiện công tác truyền thông đến cộng đồng được biết và tham gia hỗ trợ chương trình.
Thời gian phát sóng:
- Truyền thanh: Phát định kỳ hàng tuần: 02 số/tháng.
Vào lúc 08 giờ 20 thứ Ba và phát lại lúc 13 giờ 30 thứ Bảy hàng tuần trên kênh FM 92.5mhz.
- Truyền hình: Phát ghi nhận 01 số 01 lần trong bản tin thời sự trên kênh BTV1 (lúc 18 giờ 30).
Thời lượng phát sóng:
- Đối với chương trình phát thanh: Ít nhất 20 phút.
- Đối với chương trình truyền hình: Từ 01 phút đến 02 phút (Phát trong bản tin thời sự).
III. KINH PHÍ TỔ CHỨC
1. Cấp tỉnh:
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương vận động các tổ chức và các cá nhân tài trợ kinh phí thực hiện chương trình: Dự kiến hỗ trợ mỗi trường hợp từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Mức chi hỗ trợ căn cứ Quyết định 550/QĐ-UBND, ngày 14/3/2020 của UBND tỉnh hoặc theo chỉ định của nhà tài trợ.
2. Cấp huyện, thị xã, thành phố:
Các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng dự toán bằng nguồn kinh phí địa phương để tham gia hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em trong chương trình.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức thực hiện chương trình;
- Tham mưu đơn vị chủ quản, UBND tỉnh chủ trương tổ chức chương trình;
- Phối hợp các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 09 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tài trợ tổ chức thực hiện chương trình;
- Vận động nguồn lực tổ chức thực hiện chương trình.
2. Đơn vị tài trợ:
- Mời tham gia hỗ trợ kinh phí chương trình (toàn bộ hoặc một phần).
- Mời tham dự các buổi trao hỗ trợ, phỏng vấn định kỳ khi tham gia các buổi ghi hình để tuyên truyền.
- Giới thiệu tên nhà tài trợ trên sóng truyền hình, sóng phát thanh (Đài phát thanh truyền hình Bình Dương), trao bảng tặng tượng trưng trong chương trình.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
- Mời phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình “Ươm mầm khát vọng”.
- Mời khách mời tham gia chương trình (Nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng).
- Tuyên truyền sâu rộng đến địa bàn dân cư để người dân biết và tham gia.
- Xây dựng dự toán thực hiện chương trình (Phát thanh và phát hình).
4. Các Ban ngành, đoàn thể:
Tuyên truyền sâu rộng đến địa bàn dân cư, hỗ trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp trong việc phát hiện, giúp đỡ các đối tượng khó khăn có hoàn cảnh không may, thiệt thòi và cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ để vượt qua hoàn cảnh.
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố; các Trung tâm, Cơ sở Bảo trợ xã hội:
- Triển khai đến các xã, phường, thị trấn để thực hiện hỗ trợ kịp thời; tuyên truyền sâu rộng đến địa bàn dân cư để người dân biết và tham gia.
- Có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng tham gia chương trình.
Căn cứ Kế hoạch tổ chức Chương trình “Ươm mầm khát vọng” năm 2024, đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố; các Trung tâm, Cơ sở Bảo trợ xã hội tham mưu, báo cáo Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, UBND các cấp, phối hợp các Ban ngành, Đoàn thể địa phương tổ chức và tham gia tốt các nội dung của chương trình./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn